Review - Modern Parenting [2023]

Review - Modern Parenting [2023]

Có nhiều từ Hán Nôm và tiếng Việt nói về việc làm cha mẹ như phụ huynh, nuôi nấng, dạy dỗ, sinh thành, nuôi dạy con cái, dưỡng dục... và những từ này thường là từ ghép nghĩa, phản ánh sự vay mượn ngữ nghĩa từ các khái niệm để bổ sung cho nhau. Điều này thể hiện triết lý chưa hoàn thiện về việc làm cha mẹ tại Việt Nam đến tận bây giờ. Từ “parenting” từ gốc Latin, định nghĩa là “produce, give birth, bring forth” đơn từ bao hàm toàn ý khái niệm làm cha mẹ và dưỡng dục. Đặc biệt quan trọng nhất với nghĩa bạn hành động có tính dưỡng dục là khi bạn có những hướng dẫn để mang lại lợi ích, ứng dụng, thực hành, mục đích, và hy vọng tốt nhất cho tương lai phía trước đối với người bạn quan tâm (bring forth) [i].

 

Các nghiên cứu về não bộ và thần kinh hiện đại chỉ ra rằng tính hoàn thiện và chính xác về ngôn ngữ thể hiện năng lực tư duy của con người, vì vậy các thuật ngữ chính xác về một khái niệm không chỉ phản ánh triết lý, cách suy nghĩ mà còn dẫn dắt hành động đúng của con người. Viện Giáo Dục Shichida Việt Nam (Brainworks) sẽ dùng thuật ngữ “Làm Cha Mẹ” khi đề cập đến việc giáo dục con nhỏ mang nhiều tính “Produce, Give Birth” và “Dưỡng Dục” khi nói về các hành động có tính “Bring Forth”.

 

Trong 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Viện cố gắng nâng tầm quan trọng của việc giáo dục thai giáo, ấu thơ và mầm non bằng cách áp dụng các ưu điểm hiệu quả vượt trội cuả phương pháp Shichida, đặc biệt khi phương pháp này phù hợp với các triết lý, văn hóa, lối suy nghĩ Á Đông nhiều hơn là các thực hành và áp dụng của phương Tây với sự phân cực tôn giáo, và cách suy luận thừa hưởng nét lịch sử của họ. Cũng vì tính tự do và hệ thống, các nghiên cứu khoa học và định nghĩa đạo đức của phương Tây rõ ràng vượt trội hơn. Chính vì vậy, việc khó khăn nhất trong 10 năm qua tại Viện Giáo Dục Shichida Việt Nam là dung hòa, kết hợp cũng như kiểm chứng khoa học và tiếp tục cải tiến hiệu quả giáo dục dựa trên các cập nhật và các công trình nghiên cứu não bộ, thần kinh học, tâm lý học từ 30 năm trở lại đây với áp dụng các phát triển thần tốc của các thiết bị nghiên cứu hiện đại như fMRI và các phương pháp khoa học, trong đó có cả Big Data, các phân tích tiên tiến...

 

Viện thường hay nói rằng để kích hoạt các khả năng của con thực ra không quá khó khăn với các giáo trình và phương pháp của Viện, nó chỉ chiếm khoảng 30% năng lượng và nỗ lực của Viện. 70% còn lại khó khăn hơn nhiều, là nằm ở chỗ thay đổi nhận thức và giáo dục phụ huynh. Cuối năm 2022, trong dịp kỷ niệm 10 năm hành trình giáo dục của Viện Giáo Dục Shichida tại Việt Nam, Viện có chia sẻ với phóng viên Thảo Như (Tạp Chí Khoa Giáo Xuân, đài truyền hình HTV7) và nhà báo Công Nhật (Tuổi Trẻ)về triết lý giáo dục của mình, Viện rất vui là các cuộc hội thoại này diễn ra thú vị và sôi nổi, thể hiện sự quan tâm đúng mực; các câu hỏi và các chủ đề thảo luận sâu sắc và đồng thời mang tính thời sự thức thời của nền giáo dục Việt Nam đương đại.

 

Một cách súc tích, để tóm lược cô đọng và khoa học các định hướng tiếp theo về việc hướng dẫn và phát triển giáo dục tại Viện Giáo Dục Shichida Việt Nam, Viện trích dẫn ma trận 4 cực về phương pháp làm cha mẹ và dưỡng dục mới theo phiên bản của Angela Duckworth[ii], cải tiến từ nghiên cứu của Diana Baumrind[iii], Eleanor Maccoby[iv] và John Martin, với sự thay thế “Authoritative Parenting” bằng “Wise Parenting”. Nhìn vào ma trận này, có thể thấy khá nhiều phụ huynh tại Việt Nam, do kế thừa từ hệ thống giáo dục cổ điển trước đây và điều kiện xã hội, vẫn còn nhiều trong số họ thuộc về “Neglectful Parenting” (Cha Mẹ Hờ Hững). Những người yêu thương và bảo bọc con quá mức thường nằm trong cực “Permissive Parenting” (Cha Mẹ Dễ Dãi). Ở cực kia, khi các bậc phụ huynh quá nghiêm khắc và kỷ luật, họ thuộc về “Cha Mẹ Độc Đoán”. Phụ huynh Shichida thường cân bằng được với sự tinh tế giữa Tình Yêu và Kỷ Luật như thường nhắc đi nhắc lại trong tất cả các buổi nói chuyện, các hội thảo và các cuốn sách của Shichida được xuất bản tại Việt Nam bởi Brainworks Studio.

 

Đây sẽ là triết lý chủ đạo định hướng chiến lược giáo dục của Viện trong 10 năm tiếp theo, tiếp tục thành tựu đã đạt được trong 10 năm vừa qua, theo như những nghiên cứu của Benjamin Bloom [v], các nhà tâm lý học giáo dục trong năm 2001 đề ra những thước đo rõ hơn trong việc định lượng năng lực của con. Đây cũng là những kết quả mà Viện mong muốn xây dựng cho thế hệ trẻ của Việt Nam, vì đến cuối chu kỳ 10 năm tiếp theo, các con sẽ ở độ tuổi 18-25, và bắt đầu trưởng thành và có các đóng góp quan trọng cho xã hội và nhân loại. Và đó là quãng đường Viện xây dựng cho khoảng 15 lớp thế hệ trẻ cho đất nước hình chữ S thương yêu với truyền thống Văn Hiến ngàn năm nhân văn và đầy những nhân tài.

 

________________________

[i] Trang 199, sách “Grit: The Power of Passion and Perserverence” của Angela Duckworth, August 2018 bản quyền Scribner.

[ii] Angela Duckworth, tiến sĩ, MacArthur Fellow và giáo sư tâm lý đại học Pennsylvania. Cô lấy bằng cử nhân neurobiology tại Harvard, thạc sỹ về neuroscience tại Oxford. Cuốn sách “Grit” của cô là New York bestseller.

[iii] Diana Baumrind (1927-2018), nhà tâm lý học nghiên cứu về hành vi dưỡng dục và làm cha mẹ, đại học California Berkeley.

[iv] Eleanor Maccoby, giáo sư Emeritus về tâm lý học, đại học Stanford, là nhà khoa học danh dự có nhiều cống hiến to lớn cho khoa học tư duy, não bộ và hành vi.

[v] Benjamin Bloom (1913-1999), nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ, đại học Chicago. Bloom’s Taxonomy về nhận thức năm 1956 được Krathwohl, D.R. nghiên cứu lại năm 2002, thay thế bằng các định nghĩa về hành động phù hợp với các nghiên cứu khoa học hiện đại.


---

This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2023, January 22nd.