Protecting Against Climate Change
Chống Biến Đổi Khí Hậu & Bảo Vệ Môi Trường
Có 3 sứ mệnh mà bất cứ con người nào khi sinh ra đều có bản năng phải duy trì: Duy trì bộ gene của mình tốt nhất cho thế hệ sau - Duy trì giáo dục tốt nhất cho thế hệ sau - Duy trì môi trường sống tốt nhất cho thế hệ sau. Bạn không làm được nhiều cho sự biến đổi gene vì tác động của một thế hệ lên thay đổi DNA là quá nhỏ, trong khi các phụ huynh Shichida đang làm rất tốt công việc thứ 2 về giáo dục, thì điều thứ 3 về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đang bị xem nhẹ và bỏ qua rất nhiều.
Đến thời điểm bây giờ, nếu ai hỏi rằng điều gì sẽ quyết định tương lai con bạn nhiều nhất, thì câu trả lời gần như 100% là môi trường sống và khí hậu. Giáo dục chỉ làm con bạn nổi trội trong cộng đồng con người, trong các sinh vật sống. Nhưng phải đảm bảo sống được trước, trước khi nổi trội hơn. Và chỉ trong 20 năm vừa qua, bằng kinh nghiệm sống của mình, bạn chứng thực đồng bằng sông Cửu Long cạn kiệt, diện tích rừng ở Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, bão ngày càng tàn phá dữ dội, lũ lụt càng hung tợn. Tất cả nằm ở tâm lý không chịu hành động, im lặng không lên tiếng, và sự thừa hưởng của nền giáo dục lệch lạc thiếu cân bằng các giá trị. Việc tàn phá các cây phượng gần đây là một minh chứng. Và khi các phong trào start-up, công nghệ 4.0 nhan nhãn trên các mặt báo mà không có lấy một phong trào hữu ích nào về môi trường, chống biến đổi khí hậu, điều đó khẳng định sự lệch lạc trong thói quen suy nghĩ của cả một xã hội, bắt nguồn từ giáo dục 30, 40 năm trước đây.
Nếu bạn không hành động một cách có hiệu quả, chỉ trong vòng 20 năm nữa thôi, con bạn sẽ phải tiêu tốn hơn 50% nguồn lực sống để cạnh tranh sinh tồn, để có thể sống, thở và ăn được trong một môi trường mà không giống bất cứ điều gì bạn nuôi con từ thuở ấu thơ. Và con có thể chỉ nhớ một cách mơ hồ về những giấc mơ cùng cha mẹ dưới bóng cây xanh, trong gió mát dịu, hay bên bãi biển êm đềm; vì tương lai có thể mặt đất cằn cỗi, tốc độ gió gấp 2, 3 lần vì không còn cây cản lại, và bãi biển biến mất vì mực nước biển tăng cao…
Những việc như cách sử dụng túi nilong, sử dụng thức ăn vừa phải, sử dụng tiết kiệm bất cứ thứ gì cho cuộc sống: nước, áo quần, đồ dùng vật dụng ngay cả khi gia đình có điều kiện; khi vứt rác thải cần phải suy nghĩ cẩn thận, kinh doanh đạo đức bằng cách không cung cấp dịch vụ sản phẩm cho người không cần; không làm điều tạo thêm áp lực cho môi trường; lên tiếng trước các dự án, vấn nạn áp bức môi trường, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Và thực ra, con người rất nhỏ bé trước thiên nhiên. Thiên nhiên có nhiều phương pháp hồi phục khác nhau mà con người vẫn chưa biết hết. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các bạn đã thấy những phần khác nhau cuả thiên nhiên hồi phục tốt như thế nào. Có một điều hiển nhiên rằng nếu tiếp tục áp bức thiên nhiên, những sự kiện như Covid-19 sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Viện rất trân trọng những nổ lực trồng cây, gây rừng, và muốn nhấn mạnh một lần nữa các điều quan trọng mà rừng tác động đến con người, vì đây là cái nôi nguyên thuỷ, căn nhà đầu tiên của loài người. Viện xin được trích dẫn một đường link gây qũy trồng rừng ngập mặn từ Giáo Sư Ngô Bảo Châu trên Facebook và nếu được, phụ huynh nên đóng góp dưới tên của con. Viện mong muốn cha mẹ chia sẽ các dự án tương tự, trồng rừng đầu nguồn giữ nước và đóng góp tài chính to lớn, để 20 năm sau, các con có thể sống trong một môi trường tốt đẹp hơn môi trường của chúng ta hiện nay.
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1548025682036618&id=100004876026929
---
Mỗi Con Người Tương Đương Bao Nhiêu Cây? Một câu hỏi có vẻ hơi thách đố và vô lý.
Giáo sư Nalini Nadkarni, Evergreen State College in Olympia, Wash, sử dụng các hình ảnh quang trắc trái đất của NASA tính toán, dựa trên dữ liệu cuả FAO, trong năm 2005, ước tính tỉ lệ là 1 người trên trái đất tương đương khoảng 61 cây. Theo dữ liệu của Hiệp Hội Rừng Hoa Kỳ, trung bình mỗi năm một người tiêu thụ khoảng 1 tấn gỗ, tương đương một cây cao 33m bán kính 45cm. Với diện tích rừng càng ngày càng giảm, những dữ liệu trên có nghĩa là trong vòng ít hơn 61 năm nữa, trái đất sẽ trơ trụi.
Một cách suy luận cực đoan khác là nếu không còn cây thì con người cũng sẽ không còn, thì con người không thể tồn tại quá 61 năm (vì trung bình mỗi năm một người dùng 1 cây cổ thụ). Thế thì con bạn sẽ sống ra sao? Có một cách tính trung bình về lượng O2 và CO2 con người cần tương đương với 3 cây trưởng thành khỏe mạnh sản sinh ra. Tác dụng, chức năng của cây và rừng đối với con người thì ai cũng biết và Viện có các bài viết về chủ đề này như Forest Bathing.
Để hiểu lý do tại sao cây mắm (mangrove) quan trọng với môi trường, phụ huynh có thể cùng con đọc trong đường link: https://icfdn.org/mangrove-forests-sustaining-climate/.
---
This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2020, June 05th.