Positive Parenting

Phụ Huynh Tích Cực - Cực Quan Trọng trong Tam Quyền Phân Lập Giáo Dục

Với sứ mệnh "Đào tạo thế hệ tài năng tiếp theo - Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn", thì việc Viện Giáo Dục Shichida cùng với Brainworks Group mang về các phương pháp giáo dục khoa học hiệu quả thôi là chưa đủ. Trong quá trình nghiên cứu thực thi nhiệm vụ sứ mệnh của mình, việc mở rộng tầm nhìn để tìm ra đúng vấn đề của giáo dục Việt Nam là quan trọng. Vì nếu không tìm đúng vấn đề, thì việc giải quyết vấn đề sẽ tạo ra thêm nhiều vấn nạn, trong khi các vấn nạn nội tại của nền giáo dục nước nhà đã làm hạn chế rất nhiều việc giáo dục thế hệ tiếp theo.

 

Khi sử dụng mô hình tam quyền phân lập vào giáo dục, một mô hình phát triển bền vững của xã hội loài người, có thể chia thành 3 cực như sau:

 

1. Quản lý giáo dục: nhiệm vụ của nhà nước thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn giáo dục để hình thành nền tảng cho các thế hệ tương lai và từ đó triển khai thành luật, quy tắc, chương trình giáo dục. Điều này tương tự như lập pháp.

2. Thực thi giáo dục: các trường học, tổ chức giáo dục để có thể đáp ứng nhu cầu tái tạo, duy trì giá trị con người, cấu thành các giá trị sáng tạo mới để chuẩn bị cho các thế hệ, giống nòi tiếp theo đáp ứng điều kiện sống trong tương lai và có thể cạnh tranh sinh tồn một các nhân văn. Điều này tương tự như hành pháp.

3. Giám sát giáo dục: không ai có thể giám sát giáo dục và trách nhiệm nhất bằng phụ huynh và người giám hộ hợp pháp, vì đây là nhiệm vụ và bản năng sinh tồn của người sinh ra các thế hệ tiếp theo của nhân loại. Điều này tương tự như tư pháp.

 

Một nền giáo dục hiện đại và khoa học cần phải phát triển vượt bậc, cân đối và hài hòa cuả cả 3 yếu tố trên. Khi một trong ba yếu tố kém phát triển, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của những yếu tố còn lại, cũng như của cả nền giáo dục. Lý do tại sao Viện viết về chủ đề này là vì trong 3 nhân tố giáo dục quan trọng tại Việt Nam, trong khi vấn đề của 2 nhân tố đầu được thảo luận nhiều thì nhân tố thứ 3: phụ huynh lại bị quên lãng và không được chú trọng phát triển và đầu tư.

 

Các bạn gần như có thể đưa ra được vấn đề về quản lý giáo dục tại Việt Nam như sách giáo khoa, cải cách giáo dục, tổ chức thi cử, thay đổi chương trình, hiệu quả quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên. Về thực thi giáo dục, gần đây có những tranh cãi về vai trò của trường chuyên, hành vi giáo dục của giáo viên, trình độ giáo viên, giáo viên mầm non... Còn về giám sát giáo dục, khi nói đến văn hóa xã hội của cả một cộng đồng vài chục triệu người, mà một số ví dụ tiêu biểu như phụ huynh vào trường đánh giáo viên, hay phụ huynh kiện trường V*S...

 

Trình độ giáo dục của phụ huynh, văn hóa, và cách hành xử khi bảo vệ quyền lợi cơ bản có thể được quy định bởi một Bộ Quy Tắc Ứng Xử Phổ Quát, điều mà ở Việt Nam còn nhiều thiếu sót. Các hội phụ huynh, hội cựu học sinh và các sinh hoạt trong các hội này còn mang tính hời hợt và chủ yếu phản phất lợi ích và cái tôi cá nhân hơn là vì sự vun đắp cho các thế hệ tiếp theo. Ở một số trường danh tiếng ở các nước có nền giáo dục phát triển, việc con bạn có thể vào trường được hay không, bất kể con có thành quả học thuật thế nào, còn phụ thuộc phần lớn vào các hành xử của cha mẹ sau khi ra trường và đóng góp của họ vào hoạt động xã hội của trường. Điều này hầu như chưa tồn tại ở Việt Nam. Vai trò của báo chí cực kỳ quan trọng trong việc hướng dẫn dư luận giám sát giáo dục, thế nhưng trong các bài báo thể hiện quan điểm về các vấn đề giám sát giáo dục gần đây, họ gần như không đưa ra được phán đoán đúng sai trong hành vi khá rõ ràng về quy chuẩn đạo đức.

 

Những năm 2010, khi người của Brainworks trao đổi thương lượng để mua lại và điều hành một trang web nổi tiếng bậc nhất bấy giờ về trẻ em: w**tretho, chúng tôi ngỡ ngàng vì các mục đích phi giáo dục lộ liễu cho một kênh truyền thông mà ai cũng tưởng như tiên chỉ giáo dục phải được đặt lên hàng đầu.

 

Và 10 năm qua là một quãng thời gian Viện mong ước Việt Nam sẽ có một cộng đồng phụ huynh được lãnh đạo bởi những con người tích cực, có quy tắc hành xử nghiêm ngặt, và vì một sứ mệnh duy nhất: Vun đắp những thế hệ tài năng hạnh phúc tiếp theo - Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn. Trong những ngày qua, đọc những chia sẽ tích cực và chân thành trên Hành Trình Làm Cha Mẹ Kỳ Diệu và Thử Thách 30 Ngày Dạy Bé Học Đọc, Viện thêm một lần nữa mong ước những mẫu mực ứng xử như thế này có thể được nhân rộng thêm hơn nữa. Các cha mẹ phụ huynh có thể mang văn hóa và đức tính này đến trường mẫu giáo của con, như một tấm gương để các phụ huynh khác noi theo, như một sứ mệnh, không chỉ thay đổi tương lai của con, mà còn cho bạn của con và những người xung quanh nữa.

---

This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 202, August 07th.