Giving

Cho Đi

Từ ngày mang Shichida về Việt Nam, chúng tôi nhận được rất nhiều "dạy bảo" về cách phải làm nhiều điều thiện nguyện, cách giúp đỡ các bé đi học trong danh sách special needs hoặc cách phải đối xử với các học sinh là con nuôi của cộng đồng LGBT hay phụ huynh đơn thân. Thực ra Shichida Việt Nam có chính sách riêng biệt và đặc thù ngay từ ban đầu cho các trường hợp này và một điểm trong chính sách đó là cấm tất cả bình luận, kỳ thị, hay sử dụng các hành động giúp đỡ hay thiện nguyện của mình cho mục đích thương mại, quảng bá danh tiếng hay tạo hình ảnh công chúng.

 

Thực ra, điều này có thể bắt nguồn từ giáo dục gia đình rằng một khi mình có khả năng cho đi, thì phải biết cách cho, cho đúng, và một khi đã cho thì không được mong đợi sự hoàn lại, ngay cả những niềm tin về "nhân quả" như "gieo quả nào gặt quả nấy" cũng không được phép vì đây không phải là việc gieo để gặt. Và cứ thế chúng tôi làm theo. Cũng giống như một người thân trong gia đình, chúng tôi thật sự không biết bà làm gì cho đến một ngày công an đến viếng thăm gia đình thì mới biết bà tham gia điều hành qũy Bill Clinton cho người AIDS tại Việt Nam.

 

Tôi đã thường tự hỏi, tại sao nhiều người thường hay phô trương những việc thiện nguyện người ta làm được. Tôi hiểu về việc huy động đóng góp để có thể làm được điều lớn lao là cần thiết, nhưng không giải thích được tại sao những việc không cần thiết sau đó. Tìm về các lý thuyết tâm lý học, Maslow's hierarchy of needs và ngay cả psychologo of giving, tôi cũng không thỏa mãn với các lý thuyết, giải thích và phân loại. Chỉ cho đến khi đọc đến trao đổi của MacKenzie Scott trên trang Medium (Tuổi Trẻ có dịch và tổng hợp): "Trong suy nghĩ của mình, tôi luôn tin rằng sự giàu có của mỗi cá nhân ai đó luôn là sản phẩm của một nỗ lực tập thể và của những cấu trúc xã hội đã mang lại cơ hội cho một số người và gây ra trở ngại cho vô số những người khác".

 

Có lẽ rằng bà MacKenzie đã từng học triết học sâu rộng, cũng đã từng là nhà văn, nên bà có một suy nghĩ thấu đáo cho vấn đề. Và triết lý của sự cho đi của bà không ở một nhu cầu thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mà nó nằm ở một tầng vĩ mô, một cái nhìn nhân hậu phổ quát. Chỉ những người khiêm nhường mới có thể có được nhận định sâu sắc sự bất bình đẳng xã hội cố hữu và sự kiên định trong hành động cho đi của mình. Và họ không cần phải nói về việc cho đi của họ, nhưng trong tất cả các hành động cho đi đó đều có một sự minh bạch, minh triết vô biên.

 

Ngày nay, khái niệm từ thiện (charity) dần được thay thế bởi khái niệm philanthropy (phúc thiện, bác ái, nhân từ), bắt nguồn từ empathy như trong bài Trắc Ẩn và Phẩm Giá. Và trong tháp của Maslow, empathy và hành động làm giảm bất bình đẳng sẽ dần dần đứng trên đỉnh tháp về nhu cầu, hay ít nhất cũng đối với học sinh Shichida, những thế hệ tài năng tương lai sau này.

 

https://givingpledge.org/


---

This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Vietnam on 2020, August 24th.