Education & Social Mobility
Tác Động của Giáo Dục Sớm đến Tính Dịch Chuyển Xã Hội
Tối thứ 5 ngày 11/5, là thành viên của MIT Alumni, tôi có vinh dự tham gia buổi tiệc kỷ niệm 40 năm thành lập câu lạc bộ MIT Singapore. Trong buổi tiệc có sự tham dự của ngài cựu tổng thống Singapore, Dr. Tony Tan và ngài bộ trưởng bộ giáo dục Singapore, ông Chan Chun Sing, cũng là cựu sinh viên MIT. Nội dung chính của buổi tối là hội đàm giữa ngài Chan Chun Sing với các thành viên của MIT Club, với chủ đề làm sao các thành viên MIT Singapore Club có thể đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển và giáo dục thế hệ tiếp theo của Singapore.
Tất nhiên cách đối đáp và trả lời rất thông minh của ngài Chan không phải là gì quá ngạc nhiên, với tầm nhìn quản trị và kinh nghiệm chính trị của mình. Điều đáng nói là các chi tiết đưa ra trong buổi đối thoại này làm tôi suy nghĩ và tìm thấy nhiều điều tương đồng trong việc quản trị giáo dục, và trong chiến lược làm thế nào tìm, thu hút và đào tạo nhân tài, sự xác thực tính tương đồng về chiến lược vĩ mô ở cấp độ quốc gia, nhân loại và các quyết định quản trị hàng ngày là hết sức quan trọng.
Một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong việc quản trị giáo dục mà ngài Chan đưa ra, ngoài các thang đánh giá thông dụng như PISA (Programme for International Student Assessment, năm 2018, thứ hạng Toán: Singapore (2) và Việt Nam (24), Khoa Học: Singapore (2) và Việt Nam (4), Đọc: Singapore (2) và Việt Nam (13)), một thông số đo đạc kết quả giáo dục lên chất lượng cuộc sống của con người: chỉ số dịch chuyển xã hội.
Một cách nôm na rằng chỉ số này đo đạc tương quan của việc giáo dục cung cấp cơ hội giúp cho những người nằm ở ngưỡng dưới của xã hội có khả năng thăng tiến lên ngưỡng trên thông qua việc giàu hơn lên, hạnh phúc hơn, chất lượng sống tốt hơn, có giá trị cao và đóng góp tốt hơn. Singapore nằm trong top đầu của thế giới và cạnh tranh trực tiếp với các nước Bắc Âu (về thông số này trong giáo dục, Singapore cao hơn hẳn so với Mỹ và Anh; Global Social Mobility Index: Singapore (20) và Việt Nam (50)).
Trong xã hội hiện đại, chúng ta không chỉ cạnh tranh bằng sự tự do, bằng chất xám thông thường, mà quản trị giáo dục mang lại cho con người khả năng, cơ chế để phát huy khả năng ở tốc độ cao nhất, để cạnh tranh cơ hội hàng đầu. Việc giáo dục trong tương lai sẽ không còn chỉ tập trung vào các khả năng, kỹ năng riêng lẻ mà ở cấp độ ứng dụng những phương pháp học tiên tiến, như việc ứng dụng các nghiên cứu về khoa học não bộ (neuroscience) để phát huy khả năng như cách Viện Giáo Dục Shichida tại Việt Nam đang nỗ lực mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam. Có một số lượng không nhỏ các bé đã học Shichida, khi định cư ở các nước khác vẫn thường xuyên gởi các kết quả xuất sắc về cho cô Jeannie và tôi, các con được các học bổng lớn, nằm trong các đội tuyển cờ vua, toán, piano của các nước...
Một trong những chiến lược để đạt được các thành tựu này mà ngài Chan có đề cập đến là “lift the bottom – stretch the top”, có nghĩa là nâng những người ở ngưỡng dưới của xã hội đồng thời thử thách những người trong ngưỡng trên để toàn xã hội đi lên mà không bị phân cực. Điều này cũng đồng điệu với chính sách tập trung phát triển con người tại Viện Giáo Dục Shichida Việt Nam khi chúng tôi cố gắng tạo điều kiện làm việc cho những người thiểu số hoặc bị đối xử và thành kiến trong xã hội có cơ hội trở thành giáo viên.
Về chiến lược phát triển tiềm năng và nhân tài tại Viện, Viện luôn phân bổ khoảng 8% tới 15% nguồn lực phát triển các trẻ phát triển chậm hơn các trẻ khác (nằm bên trái phân bổ tiêu chuẩn thống kê), và thường xuyên làm các bản đánh giá phát triển (trong thời gian đại dịch covid, Viện tổng hợp khoảng gần 2,000 bài đánh giá phát triển để nghiên cứu các vấn đề về phát triển tiềm năng và tài năng trẻ thơ).
Điểm cuối cùng ngài Chan có đề cập có lẽ rất thức thời và phù hợp với thời đại mới, rằng giá trị của con người tương đương với giá trị đóng góp cho xã hội, một điều mà trong các cuốn sách của Viện luôn đề cập đến. Giá trị đóng góp này là đánh giá tổng hợp của kiến thức cá nhân, năng lực học tập và kỹ năng, kết quả làm việc nhóm và xã hội, và cuối cùng là hệ thống quản trị xã hội để nhận ra và tích hợp các giá trị đó cho toàn xã hội.
Một cách nào đó, đây có lẽ là điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam, và cũng là điều Viện nhận ra, và mong muốn trong chiến lược 10 năm sắp tới, có thể xây dựng một cộng đồng, hội phụ huynh và học sinh Shichida để có thể tăng hệ số khích lệ xã hội (social incentive) vì bản chất tích cực trong việc đóng góp vào giá trị giáo dục sớm dựa trên tính khoa học và kết quả về giáo dục, tính hạnh phúc vẹn toàn của học sinh và gia đình trong một thế giới ngày càng nhiều thách thức và thay đổi quá nhanh này.
Tháng 5, Singapore.
---
This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2023, May 14th.