The Dance of Visual

Vũ Điệu Hình Ảnh

Con người có những thiên hướng tư duy khác nhau tùy thuộc vào cách được dạy, và phương pháp học từ nhỏ. Có những người tư duy bằng hình ảnh (imaging), có những người tư duy bằng rung động (vibration/audio) mà một điển hình là Dr. Wade, người sáng lập ra American Chiropractic, hoặc có những người tư duy logic vượt trội của não trái, hoặc có những người xuất sắc cho cả hai bộ não, với Leonardo de Vinci (mirror writing) hay Albert Einstern với thể chai (corpus callosum) lớn bất thường với sự cân bằng vượt trội của hai bán cầu não. Tôi lấy Dr. Wade làm ví dụ điển hình cho vibration/audio process thinking vì ông rất đã rất khó khăn khi học viết chữ cho đến khi rất lớn. Nhưng não bộ của ông thuộc loại hiếm khi có những tư duy vượt trội bằng các rung động và âm thanh. Và ông cảm nhận cơ thể từ các bộ phận cơ xương của bệnh nhân một cách hoàn hảo và chính xác bằng các rung động này.

 

Đối với phương pháp Shichida, việc nghiên cứu là để phát huy tất cả các khả năng của con bằng cách luyện tập ngay từ khi con mới lọt lòng. Để luyện tập tư duy bằng hình ảnh, các hoạt động luyện tập của phương pháp Shichida bao gồm Image Training, Eidetic Image, Visualization, Imagination bằng các giai đoạn khác nhau. Để luyện tập Vibration/Audio thinking, các khả năng như Telephathy, Clavoyance thinking là quan trọng. Ngoài ra, các bài tập kết nối là quan trọng khi con lớn hơn, từ 3 tuổi trở lên là điều cần thiết. Có nhiều người suy nghĩ rằng học Shichida chỉ cần đến 3 - 4 tuổi là đủ vì họ không hiểu hết sự phát triển các chức năng và phương pháp tư duy của não, khi con học theo phương pháp Shichida.

 

Khi con được 3 tuổi, cha mẹ nên mua giấy A3 hoặc khổ lớn hơn để trong nhà. Khi AK khoảng 3 - 4 tuổi và AD nhỏ hơn, tôi có làm cho con một bàn vẽ với cuộn giấy khoảng 100m. Cha mẹ hoàn toàn có thể làm dụng cụ này cho con, cứ đến các tiệm bán dụng cụ vẽ trước Đại Học Kiến Trúc, mua bàn vẽ có thể điều chỉnh độ nghiên, cuộn giấy 100m và 4 bản lề giữ cuộn giấy. Lý do thiết bị này cần thiết cho con là vì sẽ rèn luyện cho con khả năng dynamic image thinking và mind mapping. Các con sẽ có thể giữ suy nghĩ liên tục bằng hình ảnh mà các suy nghĩ được tiếp nối và phát triển liên tục dường như không bao giờ tắt.

 

Ví dụ quan trọng nhất của tư duy hình ảnh là mind mapping. Chúng ta thường nghe đến Tony Buzan như là cha đẻ của Mind Mapping hiện đại. Ngày nay, có rất nhiều các phần mềm mind mapping khá hiệu quả, nhưng ít ai biết rằng mind mapping có từ thời Leonardo de Vinci (1452 - 1519). Còn tại Việt Nam, người đầu tiên có ghi chép trong lịch sử sử dụng khả năng Mind Mapping là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) với khả năng hệ thống hóa kiến thức theo "từng hộc" trong một hệ thống kiến thức có sắp xếp hệ thống.

 

Tôi dùng mind mapping khi lên 8. Ở độ tuổi lên 7, đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung hay Thủy Hử của Thi Nại Am, não vẫn còn có khả năng ghi nhớ các nhân vật, các quốc gia và sự kiện. Nhưng khi chuyển sang đọc Đông Chu Liệt Quốc của Sái Nguyên Phóng thì khả năng phân biệt và ghi nhớ bắt đầu có vấn đề. Nếu chỉ đọc theo dạng tiểu thuyết suông thì có thể chấp nhận các sự kiện mà không cần hiểu tính logic cuả các sự kiện hay vị trí địa lý của các nước và các nhân vật của nước đó. Khi đọc đến cuốn tiếp theo trong bộ sách thì sự lẫn lộn bắt đầu hiện rõ. Lần thứ 2 đọc Đông Chu Liệt Quốc là với một tờ giấy lớn và bắt đằu có các liên kết thông tin giống như trong kỹ thuật mind mapping.

 

Khi dưới 3 tuổi, kiến thức của con chưa đủ để hoạt động mind mapping được diễn ra liên tục. Khi con trên 3 tuổi, đặc biệt đối với các con thích đọc và đọc nhiều, thì rèn luyện mind mapping là quan trọng. Kỷ thuật mind mapping mà phương pháp Shichida dạy sẽ không giống phương pháp của Tony Buzan hơi thiên về logic hình ảnh mà sẽ rất gần giống với nguyên gốc của Leonardo de Vinci với các biến thể dùng cho những người phát triển vượt bậc cho cả hai bán cầu não, và để phát triển và kích thích tốt hơn thể chai (corpus callosum). Phương pháp này sẽ thể hiện rõ trong các giáo trình Tiểu Học của Shichida, mà đã bắt đầu từ các giáo trình lúc 4 tuổi trở đi.

 

Passive mapping là khi đã có một lượng thông tin giới hạn, và dùng để sắp xếp theo kiểu của Tony Buzan. Dynamic mapping là khi con liên tục học và đồng thời phát triển cả hai hệ thống mapping kiến thức rộng lên và mapping những kiến thức đó trong thời gian thực một cách dynamic vào hệ thống phân loại của chính mình. Đây là lý do tại sao Viện khuyên cha mẹ nên có ở nhà các giấy A3 hoặc lớn hơn ở trong nhà, để tạo cho con điều kiện và môi trường mà khi cần đến, con sẽ sẵn sàng để được kích thích và phát triển.

 

https://medium.com/thrive-global/start-journaling-54ea2edb104 

---

This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2019, March 17th.