Pattern Recognition

Khả Năng Nhận Dạng Pattern

Nếu ai đó hỏi tôi rằng hãy nêu ra một sự hối tiếc nhất trong nền giáo dục Việt Nam đương đại, tôi sẽ không ngần ngại bảo rằng đó là sự thiếu sót trong giáo dục âm nhạc. Và khi hỏi các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, hay những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc tại sao âm nhạc lại quan trọng đối với con người, gần như chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời đại loại như nó sẽ làm cuộc sống có giá trị hơn, thi vị hơn… Và hầu như tất cả đều cho rằng học âm nhạc chỉ có thể bắt đầu khi con từ 5, 6 tuổi…

 

… Tôi bắt đầu biết đến "âm nhạc" từ các soeur trong tu viện mình học khi 4 tuổi vì mỗi khi chơi piano, các soeur đều đưa tôi vào cùng học. Tôi vẫn còn nhớ như in khi các soeur có công an viếng thăm và bị buộc không được sử dụng và dạy piano. Và câu hỏi tại sao tiếng piano hay thế lại bị cấm vẫn âm ỉ trong đầu mãi đến sau này, khi tôi được nghe thầy giáo dạy chuyên Vật Lý của mình năm lớp 7 nói về Paganini về các truyền thuyết cây violin của ông, và các pattern trong các bản nhạc của Niccolo Paganini. Niềm đam mê âm nhạc giao hưởng và các nghiên cứu về nó bắt nguồn từ lúc đó với bộ sưu tập các tác phẩm nhạc giao hưởng trên băng cassette, CD lớn dần lên, với hàng đêm đi vào giấc ngủ bằng các tác phẩm như Symphony No. 5 của Beethoven, Le Figaro của Mozart hay 1812 Overture của Tchaikovsky hay các giấc ngủ trưa với Bach. Và không lần nào nghe các tác phẩm này mà không sởn tóc gáy và muốn làm nhạc trưởng cho giàn nhạc trong tưởng tượng của mình…

 

Con người có khả năng nhận dạng, ghi nhớ, và sử dụng được khoảng 20,000 pattern. Phần lớn các bài kiểm tra IQ đều dựa vào khả năng nhận dạng pattern và đưa ra quyết định dựa vào khả năng nhận dạng đó. Và trong khoảng 20,000 patterns mà người lớn ghi nhớ và sử dụng được, một phần lớn là các patterns có thuộc tính âm thanh và hình ảnh. Trong nghiên cứu về thần kinh học, nhận dạng pattern trong âm nhạc là phần duy nhất kết nối và kích hoạt được cerebellum và prefrontal cortex [Lehrer, Jonah - The Neuroscience of Music]. Năm 2014, Mark Mattson nhận định trong bài báo của mình rằng chính khả năng và ứng dụng về nhận dạng pattern đã là nhân tố chủ đạo trong tiến hóa trí thông minh và não người.

 

Giai đoạn đóng vai trò quyết định trong việc đưa nhiều input về pattern mẫu mực là giai đoạn trước 4 tuổi. Phương pháp Shichida input và kích hoạt khá hiệu quả các pattern về hình ảnh, nhưng các pattern về âm thanh vẫn còn là một khoảng trống chưa được lấp đầy. Đây là lý do tại sao Viện đưa Suzuki Music về Việt Nam, và cũng là lý do tại sao có những chuẩn bị nhất định cho các khóa học về Shichida Music. Khi các input về pattern con học được trong giai đoạn trước 4 tuổi, đó sẽ là nền tảng để con sử dụng sau này trong các phân tích chuỗi pattern như phân tích Fourier, và các pattern phức hợp sẽ trở nên đơn giản với con vì khả năng phân tích này. Có một ngưỡng input mà khi con có những trãi nghiệm số lượng pattern đủ, con sẽ trở nên "thông minh" do chính khả năng autoprocessing khi đủ dữ liệu big data cơ sở. Đây là lý do tại sao các input pattern âm nhạc trước 4 tuổi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển trí thông minh của con.

 

Có những cách dạy trong phương pháp Shichida sử dụng nhiều pattern là pattern phonics để dạy đọc (phần mềm Brillkids cũng sử dụng phương pháp này), Dot Card trong việc xây dựng khả năng tính toán nhanh cho con, luyện tập trí nhớ với các phương pháp như linking memory, các tích hợp trong Kanae-chan, các lắp ghép Chochoban. Vì vậy khi đi trao đổi với các đơn vị sao chép lậu Dot Card của Viện và được hỏi là tại sao họ lại thay đổi các Dot bằng các hình ảnh khác và cấu trúc của các Dot lại thay đổi và nhận được câu trả lời là để tăng độ hứng thú của con khi học, thì điều này không ngăn được Viện cảm thấy buồn cười, và buồn, vì thực ra những người làm chuyện này đều có học hàm học vị nhưng các vị này chẳng hiểu gì. Điều này không khó để hiểu vì khi dùng kỹ thuật phân tích Fourier, kết quả chứng minh rất rõ ràng tại sao Dot Card sao chép lậu không làm cho con đạt được kết quả tính toán nhanh như họ nghĩ…

 

Sự thiếu hiểu biết về tầm quan trọng trong giáo dục âm nhạc tại Việt Nam tạo ra khoảng trống về giáo viên dạy âm nhạc chất lượng và để lại dư âm trong nhiều thế hệ, mà trong đó có luôn thế hệ của các bậc cha mẹ đang có con học theo phương pháp Shichida. Bổ khuyết điều này không khó, và bạn có thể làm hàng ngày với con bằng cách cho con nghe các bản nhạc giao hưởng nổi tiếng của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thời Phục Hưng hay Lãng Mạn. Nên cho con nghe khi chuẩn bị cho con thức dậy buổi sáng, vừa xong giờ ăn, hoặc trước khi đi ngủ. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nghe các bản nhạc này vì không quen, hoặc chưa nghe bao giờ, nhưng hãy cố gắng vì con. Việc này dễ dàng hơn bao giờ hết với Spotify. Cha mẹ ghi chú không nên cho con nghe Youtube vì có quá nhiều quảng cáo và sẽ phá hỏng khả năng học và input pattern từ âm nhạc của con. 

---

Người lớn bình thường nghe nhạc giao hưởng sẽ khó khăn hơn trẻ em rất nhiều, một phần vì không hiểu các pattern trong âm nhạc đó, một phần vì tính "phức hợp" không phân tích và diễn dịch được vì cơ sở pattern cơ bản chưa đủ.

 

Video từ youtube dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu và hình dung được sự diễn dịch sẽ như thế nào trong mối tương quan giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Âm nhạc có mối tương quan đặc biệt mật thiết đến toán. Hầu như nhà toán học nào cũng thích nhạc và giỏi và hiểu về âm nhạc.

 

Bản 4 mùa của Vivaldi là một ví dụ đẹp và đặc sắc về liên đới đối xứng giữa âm nhạc, ngôn ngữ, hình ảnh và cảm xúc. Hãy nhìn violin chính trong video và cố gắng cảm nhận cảm xúc tiêu biểu cho mỗi mùa.

https://youtu.be/ZPdk5GaIDjo 

---

Hay như nếu muốn hiểu được pattern của giọng người, opera là tốt nhất để con có thể nhận biết các pattern đặc trưng âm thanh của giọng người, với các cao độ hoàn hảo.

 

Và để cảm nhận hết được tính cổ tích qua giọng người trong opera, bạn nên nghe bản Magnum Mysterium để có thể hiểu và cảm nhận sâu sắc pattern cổ tích trong âm thanh sẽ như thế nào:

https://youtu.be/nn5ken3RJBo 

---

This has been posted in Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2020, May 21st.