From Feynman's Brain

Từ Não của Feynman

Đối với nhiều người, Richard Feynman là người thích tạo ra rắc rối và bày trò. Ai cũng biết ông "quậy" kinh khủng, đến già vẫn "quậy", và "phá phách" như con của bạn ở nhà. Và dường như não ông tươi mới như một đứa trẻ. Làm sao biết được điều đó? Cũng không khó khăn lắm vì khi bạn đọc cách ông nhìn nhận vấn đề, đưa ra câu hỏi, tính trực giác của ông qua các sách và bài viết của ông, thì bạn thấy ông suy nghĩ không khác gì một đứa trẻ, và lĩnh vực gì hấp dẫn thì ông sẽ xông vào, bày trò để phá phách, từ đó hiểu lĩnh vực đấy cặn kẽ như chưa ai từng hiểu được. Vậy thì làm sao ông làm được việc này?

 

... Những năm 14, 15 tuổi, tôi vẫn còn băng khoăn không biết nên chọn Toán hay Vật Lý; đọc mãi các lý thuyết lượng tử từ các sách được dịch từ tiếng Nga thì phức tạp quá, ở đâu cũng phương trình, không hiểu được vì theo các phương trình đến nửa đường là nản, chẳng có liên hệ gì với thực tại, ngoài các công thức. Cơ may nào tìm được các bài giảng của Feynman, và thế là như tìm được vàng. Càng đọc thì càng thấy thế giới Vật Lý càng sáng sủa hơn, qua con mắt của Feynman, và thấy giống như ông đang đứng trước mắt mình, nói các vấn đề về phương trình lượng tử qua giải tích một cách đơn giản và trực quan. Các ví dụ ông đưa ra không giống ai, và nó đập trực tiếp vào trước mắt để mình hiểu ra, mà trước đó không ai làm được, và từ đó, bạn không quên được. Đó chính là trực giác (Intuitive) mà Phương Pháp Shichida cố gắng dạy cho con ngay từ nhỏ.

 

Richard Feynman đạt giải Nobel cho công trình điện động lực học lượng tử của mình (mặc dù ông cho rằng giải Nobel là phiền phức và cố gắng tránh nó), và là 10 nhà Vật Lý vĩ đại nhất thế kỷ 20. Bill Gates đã viết bài báo "The Best Teacher I Never Had" nói về Feynman. Không một ai có thể dạy và nghiên cứu Vật Lý ở nhiều trường đại học lớn ở Mỹ như ông: MIT, Princeton (và IAS cố mời), Cornell, Caltech (Berkeley mời, Chicago cũng mời ông về làm trưởng khoa khi Fermi chết, nhưng ông từ chối). Não ông vì thế cũng không giống ai, và bằng chứng là các khả năng, suy nghĩ, và cách giải quyết vấn đề của ông là duy nhất. Việc phát huy khả năng của con, nhất là khi giai đoạn con có các tiềm năng tương tự đòi hỏi Viện phải nghiên cứu cách suy nghĩ của hơn 300 thiên tài trong các lĩnh vực khác nhau một cách đúng khoa học, và cố gắng giải thích các phương pháp suy nghĩ đó theo các kiến thức neuroscience cập nhật trong thế kỷ 21. Feynman khá vượt trội vì các ghi chép cụ thể từ chính ông về cách hành xử và suy nghĩ của mình không thông qua suy đoán hay thuật lại từ người khác, mà ngay cả các bằng chứng lý luận của Einstein cũng không chi tiết được bằng.

 

Về Khoa Học Tự Nhiên: Ông không thích nhìn thế giới tự nhiên theo cách người khác nhìn, vì ông luôn cho rằng "chắc gì đã đúng". Thế nên ông đặt nhiều câu hỏi. Ông suy diễn các phương trình vật lý luôn với một hiện tượng thực tế mà ông biết, hoặc tưởng tượng ra. Và trực giác của ông luôn cho ông biết các logic có thể được mô tả bằng trực giác của mình hay không. Feynman luôn sử dụng khả năng hình tượng hoá, visualization để mô tả các hiện tượng. Các chuỗi logic của ông luôn được mô tả bằng các hình ảnh. Trong một lần thảo luận với các nhóm nghiên cứu về một vấn đề ông hiểu "lơ mơ", trước khi để những người trình bày đi quá sâu vào các công thức, ông hỏi rằng hãy cho ông một ví dụ thực tế mà các nghiên cứu này có thể áp dụng. Và rồi khi họ trình bày hàng giờ các công thức toán học rất mới bấy giờ, thì ông có thể ngắt lời bọn họ và bảo rằng "công thức đó sai rồi" giữa một rừng công thức mà không ai nhận ra. Họ hỏi ông làm cái quái thế nào mà ông biết được nó sai thì ông bảo rằng trực giác khi hình dung các hiện tượng mà nhóm nghiên cứu cho ông biết ngay từ ban đầu chỉ ra cho ông rằng cách suy diễn của các công thức không thể đúng trong thực tế được.

 

Trực giác của ông mạnh đến độ nó sẽ dẫn dắt ông đến chân lý mà không sợ làm phật lòng hay làm phiền ai. Trong một lần Niels Bohr và con khi tham gia nghiên cứu bom nguyên tử ở Los Alamos, đã tổ chức các cuộc thảo luận, ông nói với con rằng khi cần có thảo luận quan trọng, hãy chỉ thảo luận với Feynman trước, vì chỉ có cậu trẻ Feynman này là không sợ ai, không phải cứ "vâng lời, vâng vâng thưa ngài", mà nếu là ý tưởng tồi, Feynman sẽ phản đối dữ dội, còn nếu ý tưởng hay thì ông xông vào kiên quyết. Cha con Bohr dùng trực giác của Feynman để định hướng cho vấn đề rồi mời những người còn lại thảo luận (những người còn lại cũng cỡ giáo sư các trường đại học lớn hoặc cũng đoạt giải Nobel hoặc tương đương).

 

Trực giác và khả năng tưởng tượng không chỉ làm Feynman khác biệt trong Vật Lý và Toán Học, ông còn là một tay trống bongo cừ khôi, biết vài ngôn ngữ, tính toán nhanh cũng cỡ Hans Bethe hay Murray Gell-Mann, thích mở khóa két sắt, một họa sỹ có tên tuổi (bút pháp Au-Fait hay Ofey)... Ông cũng có những cuộc "vui chơi" bằng nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực khác như với Watson chẳng hạn và có một vài bài viết về các chủ đề đó, hay giải mã các ký tự cổ của người Maya, vài bằng sáng chế về máy bay hạt nhân (người Nga chế tạo ngư lôi hạt nhân hay máy bay hạt nhân cũng từ các ý tưởng này), và là người khởi xướng cho máy tính lượng tử.

 

Có một thời Feynman cũng tự nghiên cứu về bộ não, cách não hình thành trí nhớ. Những cách suy nghĩ của ông về học vẹt như tại Brazil những năm 1949 vẫn còn nóng hổi cho tình cảnh giáo dục Việt Nam bây giờ, khi mà học thuộc lòng ngôn từ để thi cử mà chẳng hiểu nổi giá trị hay ứng dụng của việc học đó. Cách ông nhìn nhận về giáo dục của người Do Thái để duy trì sự tồn tại của dân tộc, hay cách người Nhật giáo dục để ước vọng đơn sơ thôi, con cái của họ phải giỏi hơn họ, và bản thân họ không ngừng học hỏi một cách khiêm tốn...

 

Những nghiên cứu và soi chiếu của Viện về các thiên tài, và cách suy nghĩ và vận hành não bộ của họ để luôn tìm ra được các phương pháp hiệu quả đúng. Một phần sẽ được áp dụng trong các giáo trình trong khoảng từ 3 đến 6 tuổi. Khi lớn hơn, trong giáo trình tiểu học, các con sẽ được dạy và tự mình viết về các vĩ nhân của nhân loại để từ đó có thể đào tạo cho mình khả năng luôn biết học từ những người xuất chúng. Đây cũng chính là lý do tại sao có những kết nối với Suzuki Method, những khả năng về kỳ vọng kết nối với Caltech ở Pasadena nữa sau này, bắt đầu từ những khả năng của các con, khởi đầu tại Viện.

 

[Có trích dẫn nhiều chứng cứ, luận cứ trong các cuốn sách The Feynman Lectures on Physics, Surely You're Joking, Mr. Feynman.

 

Richard Feynman playing bongos