Folk Songs for Early Education
Hát Ru và Giáo Sư Trần Văn Khê
Dân tộc Việt có một kho tàng chất liệu phong phú cho giáo dục sớm, nhưng phần lớn người làm giáo dục đương đại không đủ tầm để khai phá kho tàng đó, hoặc dễ dãi vay mượn ngoại lai để nhanh chóng thành công hay khắc kỷ không chịu đổi mới. Một trong những kho tàng vô giá đó là việc hát ru của người Việt; việc mà ngày nay rất hiếm thấy trong các cha mẹ trẻ hiện đại thực hành, khi YouTube hay Spotify chỉ cách một lần chạm vào điện thoại để trở thành một thói quen lười biếng, để từ đó lãng phí một tài nguyên vô cùng giá trị trong việc nuôi dạy con. Tôi dám chắc là trong hơn vài ngàn học sinh Shichida, chỉ một số nhỏ các con biết cha mẹ mình hát nghe như thế nào. Và chắc là chỉ đếm trên được trên đầu ngón tay các ông bố có một lần hát ru cho con ngủ.
Nhân việc một người bạn thân ở Đại Học Văn Lang mời tham dự kỷ niệm 99 năm ngày sinh cố Giáo Sư Trần Văn Khê, nên cảm thấy "nợ" một bài viết về Giáo Sư, vì những tri thức ông chia sẻ trong quá trình làm và nghiên cứu về thai giáo Shichida tại Việt Nam, để việc dạy thai giáo tại Viện không chỉ là thực hành một phương pháp khoa học tiên tiến vay mượn, mà còn có thể giữ lại quốc hồn quốc túy cho những mầm non tài năng tương lai của đất Việt từ khi con còn rất nhỏ. Và vì khao khát hiểu được những gì Giáo Sư viết và nói về hát ru Việt, Viện mày mò ra tận Học Viện Âm Nhạc để mua lại toàn bộ tài liệu khảo cứu của ông và những bản viết ông trao tặng. Và khi học từ những kiến thức đó, dần dần ông trở thành thầy, dù chưa bao giờ gặp...
Trong quá trình làm về thai giáo và hát ru, những nghiên cứu về lý thuyết tín hiệu và rung động trở nên vô cùng quan trọng để rồi cần phải đọc lại các kiến thức phân tích chuỗi Fourier, các dạng sóng mang, sóng truyền tin và quá trình xử lý sinh học và thần kinh học của những rung động này. Một trong những quá trình ngốn nhiều thời gian nhất là đưa ra các hệ số tương quan giữa các bằng chứng thu thập, các lời kêu gọi và nhận định lợi ích, hiện tượng của hát ru đến các ứng dụng thực tiễn, hoặc bằng các thực nghiệm và trãi nghiệm thực tế từ chính bản thân. Vì nếu không có các hệ số liên hệ này, các lý thuyết sẽ chỉ là lý thuyết, hoặc sẽ chỉ dừng lại bằng những lời kêu gọi dựa trên trãi nghiệm bản thân, và về mặt khoa học, có thể những lợi ích lý thuyết hoặc dẫn dụ sẽ không đúng cho các trường hợp khác nhau. Và từ đó, những trãi nghiệm của chính bản thân được ghi chép lại, để chứng thực sự kỳ diệu của hát ru trong thời thơ ấu của mình...
Những năm 80, khi đất nước còn đang trong thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, những đêm đi vào giấc ngủ thường không đèn, chỉ với trăng sao và với lời hát ru của mẹ. Giấc ngủ thường đẹp nhất với nhiều giấc mơ, khi được gối đầu lên chân mẹ và nằm sát vào người. Tôi vẫn nhớ các cảm giác tìm được vị trí làm sao một tai có thể nghe mẹ hát trực tiếp, một tai nghe được giọng hát của mẹ và những rung động từ trong cơ thể mẹ. Sự hoà quyện hai rung động này tạo ra một cảm giác kỳ diệu và êm đềm hiếm thấy. Những trãi nghiệm này tương tự việc kích hoạt telepathy, psychometry thường thấy trong các bài thực hành Shichida. Và sau này lớn hơn một chút, tôi vẫn còn nhớ một trò chơi đặt tai mình lên cơ thể ba mẹ, để nghe các rung động bên trong. Đặc biệt khi được ba chở bằng xe đạp đi bơi biển buổi sáng, tôi thường đặt tai áp vào lưng ba và có những cuộc hội thoại suốt cả quãng đường. Và khi chơi như vậy trong một thời gian dài, những phân tích, ghi nhớ các rung động, các sự khác biệt hay giao thoa là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu rung động trong thai giáo và hát ru sau này.
Có thể vì mơ hồ và không còn nhớ nhiều những ký ức kỳ diệu từ việc được nghe hát ru khi còn thơ ấu, và vì nền giáo dục hiện tại không chú trọng đủ về giá trị cơ hữu cuả dân tộc, trong dân gian có những quan niệm sai lầm thường thấy về hát ru:
1. Hát ru chỉ cho trẻ sơ sinh - Hát ru đặc biệt quan trọng nhất khi con còn trong bụng mẹ. Giai đoạn con học làm quen và quan trọng nhất là HIỂU các GIAI ĐIỆU, RUNG ĐỘNG là lúc chưa ra đời. Khi con chỉ nhận biết rung động, quá trình đó chỉ kích hoạt trí nhớ, memory. Nhưng khi con hiểu các rung động, sự phân tích về pattern (đọc thêm bài viết về Pattern trên Yammer) đòi hỏi sự kích hoạt và duy trì phát triển của 5 vùng khác nhau của não bộ. Điều này là yếu tố quyết định sống còn của việc tại sao thai giáo làm con thông minh hơn.
2. Cha không cần phải hát ru cho con - Đây là sai lầm quan trọng, nhất là những gia đình người cha mất đi sợi dây liên kết tình cảm với con và những sự dạy dỗ không còn hiệu quả. Khi AK còn trong bụng mẹ, tôi thường chơi trò chơi nói với con bằng tâm trí với sóng não alpha vượt trội, bảo con tìm bàn tay của mình và đạp nhẹ vào đó. AK đáp ứng rất tốt, và tôi thường thưởng cho con bằng cách giữ vị trí bàn tay ở đó và hát cho con nghe. Con thích nhất bài ABCDEFG bảng chữ cái. Khi AK vừa lọt lòng, con có nhiều khó khăn và đau đớn, nên con khóc nhiều. Và khi bế con lần đầu tiên trong cuộc đời, một cách bản năng, tôi hát cho con nghe ABCDEFG, và con ngay lập tức quay đầu về phía rung động của giọng hát và giảm stress một cách đáng kể. Trong vòng một tháng sau khi sinh, điều duy nhất con muốn để đi vào giấc ngủ là nằm trên ngực, tai áp vào lồng ngực và nghe tôi hát những bài hát quen thuộc khi con còn trong bụng mẹ. Và ngay cả bây giờ, khi AK hay AD sợ điều gì, bản năng của hai bạn là áp vào lồng ngực và nghe các rung động quen thuộc sẽ làm giảm thiểu các cảm giác anxiety một cách đáng kể. Một ghi chú quan trọng là khi cha mẹ muốn con hiểu các pattern rung động thì cần phải đặt tay lên bụng lúc mang thai và giao tiếp với con với đôi bàn tay luôn ở đó.
3. Hát ru và bàn tay - Khi con lớn lên trong bụng, các rung động đã theo còn từ lúc bắt đầu. Nên các rung động không còn mới, chỉ có các chấn động là mới mẻ với con. Nhưng phụ huynh không được dạy thai giáo bằng chấn động. Thường khi thai giáo, các mẹ mang thai đi vào trạng thái phải kích hoạt các chế độ của não để giao tiếp dùng sóng và pattern rất nhiều. Điều này cũng tương tự như việc dùng các trò chơi sóng não ngày nay để điều khiển máy tính, hay các thiết bị; và sau một thời gian luyện tập sẽ đạt được trạng thái minh triết đó. Tuy nhiên, có một yếu tố mà cha mẹ thường quên mất: sự kỳ diệu cuả bàn tay yêu thương. Bàn tay con người phát triển được kết nối với nhiều nội giác quan và ngoại giác quan nhất trong cơ thể. Về bản chất, khi các rung động đi qua bàn tay, các rung động này sẽ kích hoạt các giác quan liên quan, từ đó các bộ phận của não sẽ kích hoạt để giải mã các rung động này. Khi cha mẹ truyền cho con các rung động, với sự trợ giúp của bàn tay, con sẽ hiểu các rung động và ý nghĩa của thông điệp một cách dễ dàng hơn, trực giác hơn và sâu hơn rất nhiều.
Bạn có thể làm ngay ví dụ này để nhận ra sự khác biệt: hãy chọn ra một việc mà mấy ngày hôm nay bạn đang cố dạy hoặc sửa chữa cho con mà vẫn chưa được. Với cùng một thông điệp đó, bạn hãy gọi con lại, lấy hai tay nắm lấy hai tay con hoặc đặt hay tay ôm hai má của con, cuối người xuống để mắt bạn nhìn thẳng được vào mắt con và truyền tải thông điệp đó bằng cả tình yêu của mình. Bạn chỉ cần làm điều này 5 lần, thay vì phải sử dụng quy tắc 21 lần để thấy sự khác biệt hiệu quả.
Khi con lớn, không cần hát ru cho con? Sau khi đọc bài viết này, cha mẹ có thể thử ngay trong tối hôm nay, hát cho con nghe những bài hát mà mình cảm thấy "nổi da gà" khi hát. Những bài hát đó thường có các serial synapse dài nhất và từ đó chứa đựng nhiều cảm xúc nhất của mình. Hát cho con nghe tối nay, để con có thể ghi nhớ được rung động sâu thẳm nhất của chính mình. Đó phải là những rung động của tình yêu.
---
Bảo tàng lưu giữ các kỷ vật, tác phẩm của Giáo Sư sẽ được thành lập tại Đại Học Văn Lang. Mong sao việc này sớm được thực hiện và phụ huynh có thể dẫn con đến tham quan để biết đến được một trong những danh nhân tài hoa của đất Việt.
https://tuoitre.vn/se-khoi-dong-quy-tran-van-khe-20200725083558894.htm
---
This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2020, August 01st.