Butterfly Effect & Early Childhood Education
Hiệu Ứng Cánh Bướm và Giáo Dục
Hầu hết cha mẹ mong giáo dục con mình vì muốn con nên người, có được cuộc sống hạnh phúc và thành đạt trong tương lai. Thế nhưng làm thế nào để biết được con sẽ nên người? Một câu hỏi lớn triệu năm nay luôn được đặt ra là làm sao con người biết được các kiến thức được dạy hôm nay sẽ là nền tảng của con người trong tương lai? Cha mẹ là người lớn có tự hỏi và tự đánh giá là bao nhiêu lượng kiến thức mình học trong quá khứ được sử dụng cho cuộc sống và sự viên mãn hiện tại của mình? Cha mẹ có nhận thức được rằng những gì ông bà dạy mình đã và đang trở thành rất quan trọng trong cuộc sống của mình hiện tại?
Rồi sau này khi con lớn lên, các trường học nào của con sẽ giúp con có khả năng thành công hơn? Hay là tại sao bây giờ con học giáo trình Shichida có thể sẽ giúp con thành công, thông minh và hạnh phúc hơn sau này? Hay nếu ba mẹ nuôi dưỡng con bằng TÌNH YÊU chân chính thì con sẽ phát triển và khả năng hạnh phúc và thành công cao hơn?
Tất cả có thể chỉ xuất phát từ niềm tin bất di bất dịch của cha mẹ bây giờ hoặc trãi nghiệm tương tự của cha mẹ trong quá khứ. Hoặc có thể cha mẹ mong muốn con giống như các trẻ em khác mà mình thấy và mong muốn. Tất cả đều có thể là phán đoán mang tính xác suất. Có thật sự những gì cha mẹ đang làm sẽ giúp cho tương lai của con tốt hơn? Có một lý thuyết có thể giúp làm sáng tỏ nhận thức này và giúp cha mẹ chứng minh được những gì mình đang làm là đúng: hiệu ứng cánh bướm, Butterfly Effect của Edward Lorenz xuất phát từ mô hình dự báo thời tiết khi ông đang làm việc ở MIT, bắt nguồi đầu tiên bởi Henri Poincare và Norbert Weiner. Những lý thuyết này là nền tảng của khoa học cơ bản về Hỗn Độn Học mà ứng dụng của nó được quan sát và chứng minh ngày càng nhiều, nhất là trong Vật Lý Lượng Tử, các hệ khoa học biện chứng nhân quả.
Illustration courtesy Wikipedia, Lorenz
---
This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2018, November 03rd.