Art of Parenting
Nghệ Thuật Làm Cha Mẹ
Theo cơ sở dữ liệu của Viện, tính đến tháng 10 năm 2019, Viện đã làm việc được với hơn 4,600 gia đình, góp phần thay đổi chuyển hóa sự nghiệp làm phụ huynh của họ. Người ta vẫn thường bảo rằng người lớn chưa trưởng thành khi chưa làm cha mẹ. Không ai sinh ra có thể làm tốt ngay vai trò phụ huynh của mình. Ngay cả đối với người giàu có, quyền cao, chức trọng đến khi nhắm mắt xuôi tay, họ không có suy nghĩ gì nhiều ngoại trừ sự tự phán xét về vai trò làm cha mẹ và nghĩ suy về tương lai con của mình. Cũng như công việc của bạn, có người học hơn 4 năm để bắt đầu. Và khi làm việc cho đến khi có thành tựu, có người kiên trì, có người làm theo khoa học, và cao hơn, đạt đến mức nghệ thuật của một sự nghiệp. Công việc đã vậy, việc làm cha mẹ sâu sắc hơn, bởi đằng sau đó là kết quả của tình yêu, sự lớn lên của tình yêu để khởi đầu cuộc sống mới vì tình yêu.
Đây là triết lý cơ bản của việc giáo dục tại Viện Shichida, vì chúng tôi không chỉ cố gắng truyền dạy phương pháp làm cha mẹ một cách khoa học, mà đó còn là sự tích tụ ở mức nghệ thuật của việc học làm cha mẹ, hướng đến chính đạo nuôi dưỡng tâm hồn của con, cảm nhận và phát huy các tiềm năng của con bằng sự bình thản của người có hiểu biết và niềm tin vào tình yêu. Và từ đó biết giới hạn của mình để trao cho con sự tự do quyết định tương lai của mình, dựa trên vốn quý tiềm năng được trau dồi và phát triển trong môi trường yêu thương từ cha mẹ.
Có một thực tế là các chỉ dạy của cha mẹ cho con, nếu không xuất phát từ tình yêu để ý thức hóa hành động của mình, một tỉ lệ đáng ngạc nhiên là gần 80% các hành động lời nói này xuất phát từ thói quen, vô thức, bị tác động bởi trước đây thấy ông bà làm vậy rồi làm theo, hoặc thấy những người trong môi trường mình sống ứng xử như vậy nên làm tương tự, cả tốt lẫn xấu. Cũng giống như trong học thiền định, việc đầu tiên là học hít thở; việc học làm cha mẹ bắt đầu bằng những quy tắc khá đơn giản, nhưng không phải ai cũng ý thức được, và thực hành thường xuyên được.
Những điều này xảy ra là vì khi con chào đời, mọi việc bắt đầu thay đổi, và đảo lộn. Và tính "bất định" từ nhu cầu và đòi hỏi của một sinh linh mới tự nhiên có ưu tiên cao hơn tất cả mọi thứ còn lại: không còn thời gian cho bản thân, lo âu cho sự sống, thay đổi công việc, ngủ không đủ... 360 lời khuyên của Giáo Sư Shichida là một chuỗi các nhắc nhở và thức tỉnh diệu kỳ mà cha mẹ nên đọc hằng ngày. Và các quy tắc sau sẽ giúp ích nhiều, dựa trên các nghiên cứu khoa học, và khi thực hành trở thành thói quen, đây sẽ là cơ bản của nghệ thuật làm cha mẹ:
1. Tập cho con ngủ trước 8 giờ tối - Bắt đầu việc này ngay từ khi người mẹ biết mình mang thai. Đến 7:30, hãy nói cho con rằng đã đến giờ gia đình nghỉ ngơi, nói chuyện, đọc sách rồi hát ru cho con ngủ. Thói quen khi bắt đầu trong bụng mẹ là một thói quen tuyệt vời, vì khi con được sinh ra và tiếp nối thói quen này như một sự tiếp tục các kỷ niệm đẹp, ấm áp của mình từ giai đoạn 9 tháng của những giấc mơ.
2. Tình yêu của cha mẹ cho nhau là bắt đầu sự sống của con. Thế nên, đối với con điều đó là quan trọng nhất. Giữ gìn tình yêu này cần sự vun đắp hàng ngày cho nhau. Đây cũng là lý do Viện luôn khuyên cha mẹ cho con ngủ sớm, cho đến khi 13 tuổi, vì sau 8 giờ tối, là lúc cha mẹ cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để dành cho nhau, cho những gì xảy ra trong ngày, và để hồi sinh sau một ngày bận rộn. Không nên cầu toàn rằng sẽ được tuyệt đối yên tĩnh 1 hoặc 2 tiếng đồng hồ đấy, nhưng nếu bạn thực hành được chuyện này, có những ngày cha mẹ chỉ cần 15 phút thôi cũng đủ. Điều quan trọng là thói quen và thực hành trong thời gian này điều quan trọng nhất cho cuộc sống mới, đã thay đổi cho con và vì con.
3. Bản chất của con người là một thực thể độc lập trong vũ trụ, ngay cả khi bị tác động và chi phối bởi vô vàn các yếu tố chung quanh. Thế nên, mọi con người đều cần sự riêng tư trong một khoảng thời gian nhất định. Trong một tuần, ít nhất một lần cha hoặc mẹ chăm con để người còn lại có khoảng 2 giờ tự do và toàn tâm làm việc mình mong muốn để được tự do. Đó có thể là đi cafe với bạn, đi spa với bạn thân, đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao, chơi nhạc cụ mà không phải âu lo, bận tâm về con hoặc một nửa còn lại của mình.
4. Sự hiệu quả của bất cứ sự dưỡng dục nào cũng phụ thuộc chiều sâu của mối quan hệ và sự bền chặc của quan hệ đó. Con lớn lên từ sự dưỡng dục của cả cha lẫn mẹ, nên việc vun đắp quan hệ riêng (bonding) giữa cha-con và mẹ-con đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cân bằng của con. Ít nhất một tuần một lần, cha hoặc mẹ dẫn con đi chơi riêng, tách rời ra khỏi môi trường quen thuộc hiện hữu ít nhất 2 giờ. Phụ huynh này phải học cách chăm sóc tốt các nhu cầu cơ bản của con: ăn, uống ngủ, nghỉ. Người đó cũng nên tập thói quen quên điện thoại, và hội thoại với con như việc chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ đối tác quan trọng trong cuộc đời. Nên đặc biệt hóa cuộc "gặp gỡ" này, ví dụ như khi con đã lớn, cho con đi chơi các trò chơi mới, đi ăn kem... Việc đi học Shichida hàng tuần với con có thể được xem là hoạt động này.
Có một ghi chú là người cha khi thực hành hoạt động này khi con còn đang trong bụng mẹ, nên thay đổi việc nói chuyện với con bằng hoạt động đọc sách, khi nói chuyện xoa bụng để cảm nhận được con và có thể nắm tay mẹ khi nói chuyện. Các xung động, kết nối thần kinh khi tiếp xúc là một phần quan trọng trong giao tiếp của thai giáo.
Việc xây dựng bonding thường được hiểu chỉ là có thời gian riêng cho con, nhưng đây là nhận thức thiếu chính xác. Xây dựng bonding còn dựa rất nhiều vào xây dựng các nhận thức thực thể cha/mẹ bằng các kích thích tích cực để truyền dẫn giao tiếp. Ví dụ như khi chơi thể thao chung, con có thể cảm nhận mùi của cha. Khi ôm hôn con, sự giao tiếp xúc giác, khứu giác và các kích thích hormone khác sẽ tạo nên cơ sở bonding. Khi tắm cho con hoặc cho con đi bơi, các kích thích vận động, thị giác và giác quan cân bằng sẽ liên kết (associated) với thực thể cha-mẹ, và từ đó bonding có chiều sâu và gần như có khả năng kích hoạt đa vùng, giống như các ảnh chụp fMRI gần đây, khi mẹ ôm con hay cha ôm con, các vùng não liên đới của cả hai người sáng lên cho cùng các vị trí. Đây cũng chính là định nghĩa khoa học mới của cái gọi là "Tình Yêu".
5. Con đã là con người ngay từ những ngày trong bào thai. Con người trong bào thai sinh ra từ sự kỳ diệu của thiên nhiên và thừa hưởng ý chí của cha mẹ. Và do đó rèn luyện ý chí (the will) của con ngay từ nhỏ, và bắt đầu bằng những việc đơn giản. Ít nhất một tuần một lần, hãy hỏi con: Ba có một giờ muốn chơi với con, hãy cho ba biết con muốn chơi trò chơi nào mà con thích nhé. Và tôn trọng lựa chọn để dẫn dắt con về những lựa chọn đúng, lớn lao hơn trong cuộc sống bắt đầu từ những ngày này, từ những thói quen trong cuộc sống mà cha mẹ xây dựng trong quá trình thực hành Đạo Làm Cha Mẹ của mình.
Photo Courtesy: Pinterest
---
This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2019, November 1st.