5 Updates on Early Education
5 Cập Nhật Khoa Học Mới Nhất về Giáo Dục Sớm
Con người là thực thể của khoảng 37.2 ngàn tỷ tế bào của xấp xỉ 200 loại (37.2 x 10^12, người lớn) [2013, Các nhà khoa học Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp, Tạp Chí Annals of Human Biology, Trang 463 đến 471, Cuốn 40, Tập 6]. Trung bình trong một phút, có khoảng 300 triệu (300 x 10^6) tế bào chết đi và được thay thế trong cơ thể con người [UCSB Scienceline, University of California]. Như vậy, cho một người lớn, cứ trung bình sau khoảng 3 tháng, cơ thể bạn được thay thế bởi số lượng tế bào bằng với lượng tế bào đại diện cho bạn là một con người. Nói một cách tương đối là bạn sẽ được thay mới thành một con người khác cứ sau mỗi 3 tháng. Và nếu bạn sống được 80 tuổi, bạn được thay mới 320 lần.
Trong cơ thể bạn chứa vào khoảng 38 ngàn tỷ vi khuẩn, virus [Cập nhật vào năm 2016, Nghiên cứu của Ron Milo, Associate Professor, Weizman Institute of Science in Rehovot, Israel] với khối lượng khoảng 200 grams (do kích thước và khối lượng của vi khuẩn, virus nhỏ hơn tế bào rất nhiều). Như vậy số lượng của vi khuẩn gần tương đương số lượng tế bào của bạn. Một cách chính xác, về số lượng, bạn chỉ là 1/2 phần bạn có thể kiểm soát (các DNA trong tế bào là của bạn, DNA của vi khuẩn không phải của bạn mà là mượn từ môi trường xung quanh chi phối).
Vì hai cơ quan chi phối cuộc sống nhiều nhất: não và trái tim, cơ chế thay thế các tế bào cơ của trái tim và tế bào neuron thần kinh hoàn toàn khác cơ chế thay thế tế bào chết trong cơ thể. Cũng khá đơn gian để hiểu, rằng nếu thay thế các tế bào não mà không có cơ chế thông minh và nghiêm ngặt, thì cứ khoảng "3 tháng", bạn gần như phải học lại từ đầu. Các tế bào neuron thần kinh cần phải giữ các kết nối và tính chất thông tin để trí nhớ và các chức năng điều khiển không bị thay đổi. Các tế bào neuron được sinh ra rất nhanh trong giai đoạn trước 6 tuổi. Sau 3 tuổi, khối lượng não lớn lên nhiều do sự cấu thành myelin. Vì vậy cho nên cơ chế con học khác rất nhiều so với cha mẹ là người lớn học. Và quan niệm tế bào thần kinh sau khi được sinh ra không chết là quan niệm sai lầm, lạc hậu từ trước những năm 1970 [Đọc thêm Trí Nhớ của Con Người - Những Cập Nhật Cần Thiết, và Bài viết trên National Institute of Neurological Disorders and Stroke, và NCBI, Anat Rec, 1998 Jun, Hutchins JB, Barger SW]
Bạn có thể vẫn còn nghĩ rằng DNA là yếu tố bất định, di truyền mà bạn có được từ cha mẹ. Đó là những suy nghĩ của những năm trước 1970s, những năm hoàng kim khi Watson khám phá ra DNA. Đó cũng chính là những sai lầm của nạn phân biệt chủng tộc, các giải mã trí thông minh dựa trên di truyền, dấu vân tay. Trong cả cuộc đời bạn, khoảng 45% DNA của bạn sẽ được thay đổi [Johns Hopkins Medical Institutions, June 25, 2008, và JAMA June 25, 2008, Thảo luận trên Quora]. Chỉ có khoảng 8% DNA của chúng ta là thừa hưởng từ tổ tiên của chúng ta, không giống chút nào so với suy nghĩ trước đây của chúng ta.
Một nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo Sư Thom McDade [Northwestern University, bài viết trên Proceedings of the National Academy of Science, PNAS] trên 500 trẻ em ở Philippines chỉ ra rằng các kinh nghiệm sống, học tập và môi trường ảnh hưởng vĩnh viễn đến thay đổi cấu trúc DNA đặc biệt cho trẻ em. Điều này có nghĩa là cuộc sống sau này của các con, sức khoẻ được quyết định một phần to lớn từ giai đoạn con còn thuở ấu thơ. Việc học và trãi nghiệm của con trong giai đoạn trước 12 tuổi ảnh hưởng đến giáo dục của con sau này và sẽ ảnh hưởng đến yếu tố di truyền, thay đổi di truyền trong gia đình tích cực hay không là do quyết định của cha mẹ.
Bạn phải nắm vững 5 điểm cập nhật khoa học kể trên để từ đó có quyết định đúng đắn cho mình trong rừng các thông tin về giáo dục, dinh dưỡng, định hướng tương lai mà người ta không thể chỉ ra cho bạn đâu là cơ sở khoa học. Cũng từ 5 điểm trên, bạn có thể nhận ra rằng:
A. Giáo dục sớm là quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến não mà còn có tác động trực tiếp đến yếu tố di truyền và thay đổi một cách tích cực.
B. Con người luôn được thay mới từ 4 cấu trúc cơ bản: cấu trúc định hình (DNA), viên gạch cuộc sống (tế bào), môi trường tác động (vi khuẩn cộng sinh), và cấu trúc điều khiển (não). Chỉ có khi được giác dục thì các cấu trúc cơ bản này mới hình thành sự thay đổi tích cực, cái sau tốt hơn cái trước.
C. Các trường phái giáo dục không dựa trên cập nhật khoa học, duy tự nhiên, duy ý chí hoặc chỉ dựa trên thực hành thì sẽ bị loại bỏ, nhất là những trường phái dựa trên các lý thuyết, niềm tin có từ trước những năm 1980s.
D. Các niềm tin dựa vào lý thuyết DNA ít biến đổi và các lý thuyết xác suất thống kê (Sinh trắc vân tay) đối nghịch các kết quả nghiên cứu khoa học gần đây nhất.
E. Yếu tố môi trường và dinh dưỡng thường bị xem nhẹ cần phải được xem xét lại, nhất là trong việc phát triển vững bền giáo dục - dinh dưỡng - môi trường.
---
This article has been posted on Yammer of Vien Giao Duc Shichida Online on 2019, November 21st.